Tổng phanh xe nâng là gì? Những điều bạn nên biết

Một trong những bộ phận then chốt của hệ thống xe nâng chính là tổng phanh –  nơi bắt đầu quá trình tạo lực phanh để làm chậm hoặc dừng xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tổng phanh xe nâng là gì, hoạt động ra sao và tại sao nó lại quan trọng đến vậy. Hãy cùng cập nhật bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bộ phận này nhé.

Tổng phanh xe nâng là gì?

Tổng phanh xe nâng (còn gọi là master cylinder) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh thủy lực. Nó có nhiệm vụ tạo ra áp suất dầu khi người lái đạp pedal phanh. Áp suất này sẽ được truyền qua các ống dẫn đến cơ cấu phanh ở bánh xe, giúp xe nâng giảm tốc hoặc dừng lại an toàn.

Cấu tạo tổng phanh thường gồm một xi lanh và hai piston (sơ cấp và thứ cấp), hoạt động theo nguyên lý nén dầu thủy lực. Trên nhiều dòng xe nâng hiện nay, tổng phanh được thiết kế với hai mạch thủy lực độc lập, nhằm tăng độ an toàn – nếu một mạch gặp trục trặc, mạch còn lại vẫn có thể hỗ trợ phanh.

Hình minh họa tổng phanh xe nâng
Hình minh họa tổng phanh xe nâng

 

        >>> Xem thêm: Nguyên Nhân Thắng Xe Nâng Không Ăn Và Cách Khắc Phục

Cấu tạo của tổng phanh gồm bộ phận nào

Tổng phanh hay còn gọi là xi lanh phanh chính. Đây là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh của xe nâng. Nó bao gồm hai phần chính: thân xilanh và piston.

  • Thân xi lanh là nơi chứa dầu phanh và được nối với các đường ống dẫn dầu thủy lực. Những ống này dẫn dầu từ tổng phanh đến các xi lanh phụ nằm ở bánh xe, giúp truyền áp lực khi phanh.
  • Piston trong tổng phanh thường gồm hai piston được đặt song song. Khi người lái đạp phanh, các piston này sẽ nén dầu thủy lực và đẩy nó đi theo một hướng nhất định, tạo ra áp suất trong hệ thống. Áp suất này sau đó được truyền qua đường ống tới xi lanh phụ ở bánh xe.

Khi dầu phanh đến được xi lanh phụ, nó sẽ làm cho các bộ phận như guốc phanh hoặc má phanh ép vào tang trống hoặc đĩa phanh (tùy vào thiết kế xe nâng). Lực ma sát tạo ra trong quá trình này giúp làm chậm và dừng bánh xe, đảm bảo xe nâng có thể giảm tốc hoặc dừng lại an toàn khi cần thiết.

Cấu tạo của tổng phanh
Cấu tạo của tổng phanh

       >>> Xem thêm: Phụ Tùng Xe Nâng Chính Hãng Giá Rẻ 

Nguyên lý hoạt động của tổng phanh

Hệ thống phanh xe nâng hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản: khi người lái đạp bàn đạp phanh, lực cơ học này sẽ được chuyển thành áp suất thủy lực. Áp suất đó truyền đến các bánh xe, tạo ra lực hãm giúp xe giảm tốc hoặc dừng lại. Tổng phanh (xi lanh chính) đóng vai trò trung tâm trong quá trình này, phối hợp cùng các bộ phận khác để tạo ra hiệu quả phanh. Cụ thể:

1. Khi đạp bàn đạp phanh

Khi người vận hành đạp bàn đạp phanh, piston số 1 trong xi lanh chính bắt đầu di chuyển về phía trái. Lúc này, phần cuppen (gioăng cao su) sẽ bịt kín cửa bù, ngăn không cho dầu thủy lực từ bình chứa quay trở lại xi lanh. Nhờ đó, áp suất dầu trong xi lanh tăng lên và được truyền đến bánh sau của xe.

Đồng thời, piston số 2 cũng được đẩy sang trái, tạo thêm áp lực dầu thủy lực hướng về xi lanh ở bánh trước. Khi dầu đến các xi lanh phụ ở bánh xe, nó sẽ tác động làm má phanh hoặc guốc phanh ép vào tang trống hoặc đĩa phanh (tùy theo thiết kế), tạo ra ma sát và làm giảm tốc độ quay của bánh xe.

2 Khi nhả bàn đạp phanh

Khi người lái thả chân khỏi bàn đạp phanh, hệ thống bắt đầu quá trình giảm áp. Piston được đẩy trở lại vị trí ban đầu nhờ lực hồi của lò xo trong hệ thống. Tuy nhiên, áp suất dầu trong xi lanh bánh xe chưa giảm ngay lập tức.

Trong giai đoạn này, dầu từ bình chứa tiếp tục bù vào hệ thống thông qua các lỗ thông dầu, giúp duy trì lượng dầu và áp suất cần thiết để sẵn sàng cho lần phanh tiếp theo. Khi piston trở về vị trí ban đầu, các cửa bù mở ra, cho phép dầu từ xi lanh bánh xe hồi lại bình chứa, làm giảm áp suất trong hệ thống và giải phóng lực phanh.

3 Khi không đạp phanh

Ở trạng thái bình thường – tức khi không đạp phanh – cả hai piston đều ở vị trí trung hòa, nằm giữa cửa vào và cửa bù. Điều này tạo ra một đường thông giữa xi lanh và bình chứa dầu, giúp dầu lưu thông dễ dàng mà không tạo ra áp lực trong hệ thống.

Ngoài ra, trong xi lanh chính còn có một bulong hãm có chức năng giữ piston số 2 ở vị trí cố định, chống lại lực của lò xo số 2. Nhờ đó, hệ thống không tạo ra áp suất thủy lực, và các bộ phận phanh như guốc hoặc má phanh không tác động lên tang trống hay đĩa phanh, cho phép bánh xe quay tự do.

TCID hy vọng qua bài viết người đọc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của tổng xe phanh nâng. Đây chính là nơi khởi đầu của toàn bộ quá trình phanh trong xe nâng, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo kiểm soát tốc độ và sự an toàn khi vận hành xe.

Mục lục